Trong thời điểm hiện tại, nước Đức nổi lên như một điểm đến lý tưởng dành cho các bạn sinh viên có nguyện vọng đi du học, tuy nhiên, thực trạng chung hiện nay là rất nhiều bạn vẫn đang bối rối vì chưa biết lựa chọn cách thức nào để tiến hành việc lên kế hoạch du học cho hiệu quả.

Lịch trình du học Đức trên DAAD: http://www.daadvn.org/vi/21741/index.html.
Đây được coi là lịch trình hoàn hảo, chuẩn mực, tuy nhiên vẫn còn nhiều bạn đọc nhưng chưa hiểu, cũng như có nhiều khái niệm vẫn còn khá mơ hồ các bạn gặp phải trong quá trình làm hồ sơ, vậy nên chúng tôi – những SV hiện đang sống và học tập tại Đức – lập nên group này, với hi vọng có thể giúp đỡ giải thích những thắc mắc của các bạn có dự định du học, và giúp các bạn lên 1 kế hoạch hoàn hảo dành cho bản thân mình.

Lịch trình du học Đức dành cho:

  • Học sinh Tốt nghiệp PTTH, đã thi đỗ vào một Ngành học Đại học Chính quy tại một Trường Đại học Việt Nam,
  • Sinh viên Tốt nghiệp hệ Cao đẳng,
  • Sinh viên Tốt nghiệp hệ Cao đẳng và được chuyển tiếp vào hệ Đại học chính quy tại một Trường Đại học Việt Nam
  • Sinh viên đang học và chưa Tốt nghiệp một tại một Trường Đại học Việt Nam (sinh viên đã học kì 1, 2, 3); Với các bạn thuộc nhóm này nên kết thúc ít nhất 1 kỳ học tại VN (DAAD), sau đó xin bảo lưu hoặc bỏ học vì đằng nào cũng bị đuổi do vi phạm quy chế nghỉ học của nhà trường do không đi học đầy đủ. Thường các bạn trong nhóm này có câu hỏi: Nếu bj điểm kém có sao không? Thông thường là không sao, vì kỳ 1 toàn các môn chung, mà có môn bên Đức không đưa vào chương trình học nên không làm sao. Việc lấy bảng điểm 1 kỳ chỉ làm căn cứ chứng minh bạn đỗ ĐH ở VN và có là sinh viên một trường ĐH nào đó. Tuy nhiên, bảng điểm đẹp một chút người ta cũng đỡ khinh bạn học dốt, vì bảng điểm cũng theo bạn trong hồ sơ khi nhập trường. Việc đi du học Đức cũng mất thời gian để chuẩn bị, trong thời gian đó học ĐH ở VN cũng giúp bạn kinh nghiệm khi đi học và bổ sung kiến thưucs, trước khi bước vào một môi trường học khác hoàn toàn khác biệt và khắc nghiệt. Hơn nữa, học ngoại ngữ là quá trình tích lũy, các bạn không thể học ngay và luôn được trong một khoảng thời gian ngắn mà phải tích lũy dần dần. Vì vậy nên vừa đi học, và vừa học ngoại ngữ để ngấm dần dần. Hãy nhớ trình độ B1 châu Âu cũng chỉ ngang xóa mù chữ khi ra nước ngoài thôi

Qua tìm hiểu và quan sát câu hỏi của nhiều bạn sinh viên, Ban Hỗ Trợ Sinh Viên có đưa ra một vài lời khuyên sau đây:
***1. Tham khảo lịch trình du học Đức chuẩn và cập nhật điều kiện du học thường xuyên trên http://www.daadvn.org/, vì nước Đức cũng phải thay đổi yêu cầu tuyển sinh của mình theo các quy định của VN. Một ví dụ rõ ràng nhất, đó là từ đợt thi ĐH vừa qua đến tận thời điểm này tháng 11.2015, phía Đức và DAAD VN vẫn chưa thống nhất được các quy định mới về tuyển sinh.

***2. Một điều thực sự quan trọng là gia đình hoặc cá nhân bạn nên có ít nhất 8040€ để có thể chi trả cho sinh hoạt phí một năm ở Đức nếu bạn học Master. Nếu bạn học từ dự bị lên Đại học, con số này sẽ được tính bằng phép tính €8040 x n với nmin = 2, tức là gia đình bạn cần phải chi trả ít nhất €16000 = 400 triệu VND chỉ cho 2 năm đầu tiên, với điều kiện lí tưởng là sau 2 năm đó bạn tìm được một công việc tạm thời để có thể trả được phần nào mức phí sinh hoạt của mình. Nếu không thỏa mãn các điều kiện này, các bạn cùng gia đình nên cân nhắc thật kĩ lựa chọn đi du học. Các bài chia sẻ về chi phí sinh hoạt, chi tiêu và làm thêm tại Đức sẽ được cập nhật trong thời gian tới.

***3. Nếu gia đình có điều kiện + bạn lười làm giấy tờ: có thể thông qua các công ty du học, hoặc các trung tâm hỗ trợ tư vấn của các cựu sinh viên, những cá nhân, tổ chức này sẽ giúp bạn tiến hành các thủ tục hồ sơ xin học trơn chu, nhanh chóng. Đổi lại, phí dịch vụ rất cao.

***4. Nếu gia đình bạn không sẵn sàng bỏ ra một khoản phí có thể lên tới 100 triệu VND, bạn có thể tự làm hồ sơ, tự trải nghiệm việc quản lý giấy tờ, việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một số tiền cực lớn, đồng thời giúp bạn tự tin bước những bước đầu tiên khi đi du học. Có một sự thật là không đâu dễ như du học Đức, vì bạn có thể hoàn toàn tự chuẩn bị hồ sơ du học.

***5. Mỗi bạn cần xác định cho mình 1 mục tiêu khi đi du học: học xong sẽ làm gì, ở lại hay về nước??? Điều đó là tùy thuộc rất nhiều ở bản thân bạn, cùng với sự hỗ trợ của gia đình những bước ban đầu. Vậy nên các bạn cân nhắc thật kỹ, tính toán hợp lý để có định hướng rõ ràng ngay từ khi bắt đầu đi du học.

***6. Sự quyết tâm là điều bắt buộc mỗi người đã xác định đi học ở nước ngoài cần phải có, vì du học không chỉ toàn màu hồng giống như khi bạn xem trên phim hoặc ảnh trên facebook hoặc instagram. Bạn sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn về ngôn ngữ, giấy tờ, văn hóa, kinh tế, và mỗi cá nhân cần phải vượt qua được những khó khăn này nếu muốn tiếp tục con đường học hành mình đã chọn.

Lưu ý: các thông tin dưới đây mang tính chất tham khảo, các bạn chủ động làm kế hoạch riêng cho bản thân để phù hợp với tình hình thực tế

Bài viết tham khảo
0 Đường đến nước Đức 01 http://hotrosv.de/len-ke-hoach-du-hoc-duc/

0.2 http://hotrosv.de/category/duong-den-nuoc-duc/

1 Học tiếng Đức 1.1 http://hotrosv.de/cac-trung-tam-day-tieng-duc-uy-tin-o-viet-nam/
2 Điều kiện du học Đức 2.1http://www.daadvn.org/vi/21722/
3 TRường dự bị ĐH 3.1http://www.studienkollegs.de/Kontaktdaten.html
4 Ngành học ĐH 4.1 http://hotrosv.de/tim-nganh-va-truong-danh-cho-bac-bachelor-va-master/
5 APS 5.1 http://hotrosv.de/category/duong-den-nuoc-duc/aps/
6 TestAS 6.1. http://hotrosv.de/faq/testas/
7 Tài khoản du học 7.1. http://hotrosv.de/category/duong-den-nuoc-duc/bank/
8 Xin Zulassung 8.1.
9 Xin Visa 9.1. http://hotrosv.de/category/duong-den-nuoc-duc/xin-visa/
10 Mua vé máy bay 10.
11 Hành trình sang Đức 11.1. http://hotrosv.de/di-chuyen-tu-san-bay-frankfurt-am-main-ra-ga-tau-va-nguoc-lai/

11.2 http://hotrosv.de/cac-thu-tuc-dau-tien-khi-sang-toi-duc/

12 Học tập… http://hotrosv.de/category/hoc-tap-tai-duc/
13 Làm việc và định cư tại Đức 13.1. http://www.make-it-in-germany.com/en
14 Trở về Việt Nam 14 http://www.daadvn.org/vi/24429/
15 Địa chỉ các website cần thiết 15.1 Hội sinh viên VN tại Đức http://sividuc.org/
15.2 ĐSQ Việt Nam tại Đức http://www.vietnambotschaft.org/startseite/
15.3 LSQ Việt Nam tại Đức http://vietnam-generalkonsulat.de/tonglanhsuquan/index.html
15.4 DAAD Việt Nam  http://www.daadvn.org/
15.5 DAAD Đức https://www.daad.de/de/
15.6 Ban Hỗ trợ sinh viên
Website:  http://hotrosv.de/
Fanpage: https://www.facebook.com/hotrosividuc
Facebook group: https://www.facebook.com/groups/banhotrosv.sividuc/
Email: banhotrosinhvien@gmail.com
Cẩm nang du học: http://camnangduhoc.sividuc.org
Hội thảo Hướng nghiệp Sividuc 2015: http://career.sividuc.org
16. Chi phí sinh hoạt 2015: http://hotrosv.de/category/duong-den-nuoc-duc/living-cost
17. Làm thêm http://hotrosv.de/category/viec-lam/
18. Sống ở Đức http://hotrosv.de/category/song-o-duc/
19. Buôn chuyện du học http://hotrosv.de/category/song-o-duc/chuyen-du-hoc/

Tham khảo lịch cho học kỳ mùa Đông: Đọc thêm tại đây
http://hotrosv.de/len-ke-hoach-du-hoc-duc/

04.3:   thi TestAs
23.3:   nộp hồ sơ APS
31.3.:  nhậnkết quả TestAs
14.4:   nhận kết quả APS
18.4:   nộp hồ sơ xin Zu sang Đức
04.5:  nhận Zu gốc (bản cứng)
06.5:  mở tài khoản du học
07.5:  đặt hẹn visa

Tham khảo lịch cho học kỳ mùa hè:
01.7:   thi TestAs
31.8:   nộp hồ sơ APS
31.7.:  nhậnkết quả TestAs
30.9:   nhận kết quả APS
15.12:   nộp hồ sơ xin Zu sang Đức
15.3:  nhận Zu gốc (bản cứng)
15.3:  mở tài khoản du học
20.3:  đặt hẹn xin visa

Các thông tin có liên quan sẽ được cập nhật thường xuyên tại link này

Các bạn hãy tham gia tương tác cùng các SV đang sống và học tập tại Đức ở địa chỉ dưới đây (hoặc các bạn cũng có thể tự tìm trên google các group khác, có rất nhiều các sinh viên, cựu sinh viên muốn giúp đỡ các bạn, chỉ có lưu ý là các bạn nên “ngoan” một chút, dù gì cũng là mình đi nhờ người ta mà).

Có rất nhiều bạn có nguyện vọng xin số điện thoại, hoặc địa chỉ facebook cá nhân để tương tác, nói chuyện trực tiếp với các bạn sinh viên đang ở Đức. Tuy nhiên, các bạn nên hiểu, ở Đức, các thông tin liên lạc như số điện thoại hay facebook thường mang tính chất cá nhân, nên các bạn sinh viên này sẽ không muốn tiết lộ nếu không phải là một người đã quen thân từ lâu. Hoặc cũng có thể các sinh viên đi trước muốn các bạn tự tìm hiểu trong khuôn khổ các kinh nghiệm đã được đúc kết từ trước, để từ đó có thể có câu trả lời cho riêng mình.

Share.

About Author

Leave A Reply

Follow us on Facebook