Chia sẻ của bạn Nguyễn Hồ Bảo Trân – Giảng viên ĐH Cần Thơ – Học bổng 911 -Hiện đang là Nghiên cứu sinh (NCS) ngành Thú Y, ở ĐH Leipzig.

PhD1

Bản thân mình ban đầu rất lăn tăn, lưỡng lự nên qua trễ gần 1 học kỳ. Mình xin chia sẻ vài kinh nghiệm đúc kết từ bản thân trong quá trình tìm trường, tìm Thầy.

 

1.Tìm trường và rải hồ sơ

1.1 Lên list tất cả các trường ở Đức có ngành bạn yêu thích.

Trong vấn đề chọn trường, thường mọi người quan trọng ranking cao hay thấp, nhưng mình thấy đó chỉ phản ánh được 1 phần thôi, bạn nên xem là trường mình có mạnh về lĩnh vực mình muốn theo không.

1.2 Lên list tất cả các Giáo sư trong lĩnh vực đó.

Sau đó là chịu khó tìm hiểu về những công trình nghiên cứu của các giáo sư đó. Mình nghĩ bước này cũng cần thiết, để dự đoán được khả năng các bạn có thể được chọn hay không.

 

1.3 Sau đó, bạn hãy chuẩn bị 1 CV thật tốt.

Cố gắng làm nổi bật những ưu điểm của bạn, có được các bài báo khoa học thì đưa vào hết để giáo sư có cách nhìn nhận là bạn có khả năng và có kinh nghiệm trong nghiên cứu. Vì mình học bên ngành khoa học tự nhiên thì vậy, không biết bên Kinh Tế và các môn xã hội thế nào…

 

1.4 Chứng minh tài chính

Bạn nào có giấy tờ chứng minh tài chính của học bổng thì nhớ gửi kèm luôn. Nói gì thì nói, giáo sư bên này cũng thực tế lằm, nếu có sẵn học bổng thì cơ hội giáo sư nhận bạn là rất cao.

 

1.5 Gửi hồ sơ

Gửi 1 thư (cover letter) viết thật chỉnh chu, ngỏ ý thích lĩnh vực nghiên cứu của Giáo sư, và mình có một số kinh nghiệm về lĩnh vực đó, đính kèm với CV và chứng minh học bổng và nếu được thì kèm theo 1 recommendation letter của giáo sư hồi master. Bạn hãy gửi cho nhiều giáo sư làm về lĩnh vực bạn thích à Mình tin chắc bạn sẽ nhận được nhiều phản hồi.

Lưu ý: Khi bạn gửi thư xong, nhớ chuẩn bị kiến thức về lĩnh vực bạn muốn theo học, đặc biệt nên xem lại master thesis của bạn. Lý do mình khuyên bạn là vì mình cùng lúc gửi nhiều giáo sư, có nhiều giáo sư làm việc rất nhanh, họ kêu ngày sau phỏng vấn, lúc đó nói thật là trở tay không kịp. Nên sau lần đó mình rút kinh nghiệm liền…Hihi…

 

2. Lựa chọn và quyết định trường và giáo sư hướng dẫn

Vấn đề khó khăn không chỉ nằm ở việc tìm trường, mà khi bạn có nhiều lời chấp thuận của giáo sư, thì vấn đề chọn làm đề ở đâu cũng là căng não. Mình quyết định chọn là căn cứ trên một số tiêu chí sau

2.1 Có đề tài mình yêu thích không?

Nếu là lĩnh vực yêu thích mà đề tài lạ hoắc thì cũng chấp nhận được. Vì ở Đức công nghệ phát triển cao rồi, họ nghiên cứu những cái mới lạ nên đòi hỏi giống những gì ở Việt Nam đang làm thì khó khăn vô cùng. Bạn nào đã từng học master ở Châu Âu thì sẽ đỡ bỡ ngỡ hơn. Còn ai lần đầu học châu Âu thì hơi căng thẳng tí, nhưng đừng quá lo lắng, từ từ đọc tài liệu sẽ hiểu mà.

 

2.2 Mức độ nổi tiếng của Giáo Sư:

Nhiều bạn chọn thầy phải thật tài thật giỏi, càng nhiều PhD càng tốt, nhưng các bạn sẽ rất căng thẳng đó. Vì Giáo sư nổi tiếng luôn bận rộn và sẽ đòi hỏi rất cao. Tuy nhiên, nếu bạn là người thích đương đầu với thử thách, thì hãy trân trọng cơ hội này, vì biết đâu một ngày tên bạn sẽ cùng với nhóm của Thầy được lên tạp chí Nature. Mình thì chọn 1 Giáo sư nhiệt tình, không qua đông PhD students, vì khi đó thầy sẽ có nhiều thời gian để quan tâm mình hơn.

 

2.3 Chọn một nơi để học và để sống

Những bạn đi học bổng nhà nước thường ngân sách hơi eo hẹp, mình nên chọn những thành phố có mức sống vừa phải, đề yên tâm học tập, để không phải quá vướng bận vấn đề cơm áo…

Đó là một vài kinh nghiệm nhỏ mình muốn chia sẻ kinh nghiệm về việc chọn trường và chọn giáo sư. Hy vọng bài viết này có thể ít nhiều giúp được cho các bạn!!!

Tham khảo kinh nghiệm của Nguyễn Tuấn Nam – PhD ngành Computer Science

PhD – Computer Science (phần 1)

Share.

About Author

Leave A Reply

Follow us on Facebook