Bằng B1 hiện tại đang là một chuẩn chung thấp nhất để có thể đi du học Đức. Mặc dù B1 chưa phải là đủ để có thể dễ dàng thi đậu vào trường Dự bị ở Đức hay giao tiếp thuận lợi với người bản xứ. Tuy nhiên học tốt từ trình độ căn bản đến B1 sẽ tạo tấm nền vững chắc để bạn dễ dàng học tập cao hơn. Nhà muốn chắc phải có móng tốt, tiếng Đức muốn tốt phải hiểu kĩ từ những bài học đầu tiên.

1. Để đạt được một kết quả thi trình độ tiếng Đức tốt bao gồm những gì?

Tìm được người dạy và trung tâm tốt (Nguồn: Goethe.de. Giáo viên có đủ trình độ ngoại ngữ để có thể giảng dạy phù hợp với lứa tuổi và trình độ của học viên; Cần có đủ vốn ngoại ngữ để có thể nói về các chủ đề có liên quan tới chương trình giảng dạy một cách đúng chuẩn về mặt nội dung và thể hiện được cảm xúc phù hợp về mặt ngôn ngữ; Giáo có thể tự thiết kế khóa học cho phù hợp với yêu cầu…Trung tâm tốt: bao gồm yếu tố giáo viên, học liệu, học phí phù hợp…)

Tìm ra được phương pháp học cho bản thân (Tự học, kết bạn, học qua các phần mềm…)

Dưới đây là chia sẻ của bạn Vanie Ngo về hành trình học tiếng Đức của bạn.

Mình học A1-A2 lớp bán cấp tốc ở Goethe HCM trong năm học lớp 12 (trong 8 tháng đi học buổi tối 3 buổi/1 tuần), sau đó nghỉ ôn thi ĐH và vừa ngay sau kì thi ĐH thì mình học lớp B1 cấp tốc luôn ở viện Goethe (3 tháng cho học và thi B1). Ôn thi B1 tại lớp của cô Dương

(Xem thêm: http://banhotrosv.sividuc.org/du-hoc-duc-hoc-tieng-duc-o-dau/ )

2.Hãy tìm hiểu về tiếng Đức trước khi bắt đầu học

Trước khi bắt đầu đi học tiếng đức, bạn hãy nghiên cứu qua trước: Tiếng Đức như thế nào?! Chẳng hạn như danh từ chia ra thành 3 giống, Nominativ, Akkusativ, cách sắp xếp động từ, chủ ngữ, vị ngữ,… Đây sẽ là những điều mới nhất mà bạn sẽ gặp, các bạn nên hiểu trước, để khi vào lớp, có thể bắt kịp được bài học và nắm được tầm quan trọng của nó mà không lơ là, nghĩ là biết sơ sơ cũng được.

Đối với việc học giống là chuyện đau não của không chỉ người bắt đầu mà ở bất cứ trình độ nào. Mình là đứa lười học từ, và trí nhớ cũng không sâu, nên lúc ban đầu mình đã rất chật vật với học giống, sau đó mình được chỉ một số đuôi luôn có giống không đổi thì chuyện nhớ giống mới đỡ hơn. Sau này, mình có đọc ở đâu đó cách học này, ghi các danh từ kèm với giống và dạng số nhiều của nó theo màu, ví dụ như giống cái màu đỏ, giống đực màu xanh, giống trung màu đen. Đây cũng là một cách rất hay mà ngày xưa mình chưa biết.

3.Học phát âm chuẩn ngay từ khi bắt đầu

Bên cạnh đó còn một việc vô cùng quan trọng mà mình đã trả giá đau thương tới tận bài thi B1 và hiện giờ. Ngay từ ban đầu, hãy chú tâm vào PHÁT ÂM. Những bài phát âm mình cảm thấy rất quan trọng, nhưng thường các buổi học lại hay quên dạy, hay khi mình học lại không thật để ý lắm.

Chẳng hạn như chữ /-ch/ trên lý thuyết, mình nhớ là StudioD A2, có dạy rằng sau các chữ như o, u, a, au sẽ đọc thành [x] như auch, acht, suchen,… còn sau các nguyên âm khác, l, n, r, trong –chen thì sẽ đọc thành [ç] như ich, Michael, München,…

Tuy nhiên lúc trước, mình chưa ý thức được nói cho ra các âm này, dần thành thói quen, và đến bây giờ, khi mình muốn luyện nói chuẩn lại thì đã quen miệng, khi nhớ thì mới nói được, còn lại hầu như không phát âm đúng nên rất khó sửa.

Trong quá trình học ôn thi với cô Dương mình đã được cô chỉ không nên học từ riêng lẻ, mà nên học luôn cách dùng từ, chẳng hạn như:  einen Beitrag zu etwDat. leisten hay khi học 1 từ mình sẽ liên hệ với từ nào mình thấy quen để so sánh như sichAkk. wohlfühlen = mit etwDat. zufrieden sein = angenehm. Và học thêm 1 câu ví dụ với từ đó để mình biết cách dùng từ luôn.

Kì 1: Học tiếng Đức: đừng bỏ qua những chi tiết nhỏ?

Kì 2: Bài thi B1: những kinh nghiệm ôn và thi

Kì 3: Vui học tiếng Đức

Tác giả bài viết: Vanie Ngô – Nguồn: hotrosv.de

Share.

About Author

1 Comment

  1. Pingback: Bài thi B1: những kinh nghiệm ôn và thi

Leave A Reply

Follow us on Facebook